Thắc mắc: Uống cà phê làm tăng huyết áp không?

Cà phê là một trong những loại đồ uống được yêu thích và có số lượng tiêu thụ lớn nhất mỗi năm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc về việc uống cà phê thường xuyên có ảnh hưởng đến sức khỏe không, đặc biệt là uống cà phê làm tăng huyết áp liệu có phải là ý kiến đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên. 

Giải đáp: Uống cà phê có làm tăng huyết áp không?

Uống cà phê có làm tăng huyết áp nhưng không đáng kể 
Uống cà phê có làm tăng huyết áp nhưng không đáng kể

Hàm lượng caffeine có trong cà phê sẽ giúp tinh thần bạn được hưng phấn, tăng khả năng tập trung và sáng tạo. Tuy nhiên, vì là chất kích thích nên cà phê sẽ khiến nhiều người gặp phải tình trạng bồn chồn, chóng mặt, run tay,… 

Do đó, uống cà phê làm tăng huyết áp là ý kiến hoàn toàn đúng, tuy nhiên mức độ tăng sẽ không đáng kể. Vì theo nghiên cứu, cà phê không nằm trong nhóm thực phẩm gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ nên uống cà phê sẽ ít gây nguy cơ mắc phải các căn bệnh rối loạn nhịp tim, đau tim. 

Ảnh hưởng của cà phê đến với người có bệnh huyết áp

  • Mặc dù cà phê có khả năng làm tăng chỉ số huyết áp ngay sau khi được tiêu thụ nhưng hiệu ứng này sẽ nhanh chóng kết thúc trong thời gian ngắn. Đối với những người bị huyết áp cao thì việc tiêu thụ cà phê hàng ngày không gây nguy hại đến huyết áp và nguy cơ mắc các vấn đề về tim nói chung.
  • Ngoài ra, cà phê còn mang lại một số lợi ích tuyệt vời cho người cao huyết áp. Theo chuyên gia sức khỏe, việc uống từ 3 – 5 cốc cà phê mỗi ngày sẽ có khả năng giảm thiểu 15% nguy cơ mắc bệnh tim và hạn chế tình trạng đột quỵ, tử vong sớm.
  • Trong cà phê còn chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, có tác dụng chống oxy hóa mạnh và có thể giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng khả năng tập trung, sáng tạo hiệu quả cho người tiêu thụ chúng.

Tuy nhiên, Y học vẫn cần thêm thời gian để nghiên cứu thêm về các ảnh hưởng lâu dài của cà phê đến với sức khỏe của người cao huyết áp. Do đó, người cao huyết áp vẫn không nên lạm dụng quá nhiều caffein và nên kết hợp chúng với các thực phẩm khác để cân bằng lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể. 

Thời điểm nên uống cà phê và không nên uống cà phê

Thời điểm thích hợp để uống cà phê 
Thời điểm thích hợp để uống cà phê

Thời điểm nên uống cà phê:

  • Khoảng 9h – 11 giờ sáng: Vào thời gian này, uống cà phê sẽ giúp tăng nồng độ hormone cortisol, giúp bạn được cung cấp năng lượng, gia tăng sự tỉnh táo, sảng khoái trong học tập và công việc.
  • Trước khi tập thể dục: Bổ sung cà phê trước khi tập luyện sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và giúp bạn tập trung tốt hơn, giảm đau cơ bắp sau khi tập.
  • Sau khi bị mất ngủ: Khi vừa trải qua một đêm mất ngủ cơ thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi, kiệt sức. Một cốc cà phê vào thời điểm này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo và khả năng tập trung cho công việc. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và không nên áp dụng thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thời điểm không nên uống cà phê:

  • Không nên uống cà phê khi đang ăn hoặc sau ăn: Đây là những thời điểm không nên tiêu thụ cà phê vì các hoạt chất trong cà phê có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, nhất là sắt. 
  • Không nên uống cà phê quá muộn để tránh bị mất ngủ. 

Một số lưu ý quan trọng cho người bị cao huyết áp

Sau đây là một số lời khuyên mà bệnh nhân cao huyết áp cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe của bản thân:

  • Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân béo phì, hãy giảm cân lành mạnh để cải thiện sức khỏe, trong đó có tình trạng cao huyết áp.
  • Tập thể dục điều độ sẽ giúp bạn cải thiện bệnh cao huyết áp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng chương trình tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
  • Bạn vẫn có thể tiêu thụ cà phê nhưng nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên hấp thụ các loại rau củ, trái cây, hạn chế ăn thịt đỏ và những thức ăn chế biến sẵn để cân bằng dưỡng chất nạp vào cơ thể. Ngoài ra, nên giảm ăn muối để tránh làm tăng khả năng mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch.
  • Luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ giấc và loại bỏ các chất kích thích độc hại ra khỏi chế độ sinh hoạt. 
  • Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi và điều trị bệnh hiệu quả. 

Lời kết

Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc uống cà phê làm tăng huyết áp là có xảy ra nhưng với mức độ không đáng kể. Do đó, những người cao huyết áp vẫn có thể sử dụng cà phê và nên kết hợp với các thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh để cân bằng dưỡng chất và mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.